Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

U-19 Việt Nam lên truyện tranh

Bầu Đức cho biết mình thích thú với bộ truyện tranh mang tên Học viện bóng đá do Nhà xuất bản Trẻ thực hiện, với những nhân vật chính không ai khác ngoài các cầu thủ lứa U-19 hiện nay.

Bởi đó không phải là sản phẩm “ăn theo” sự nổi tiếng của U-19, mà chỉ mượn để chuyển tải tình yêu, lòng đam mê bóng đá, ý chí rèn luyện cho giới trẻ...

Nỗ lực rèn luyện, thi đấu và đặc biệt là các màn trình diễn của lứa cầu thủ U-19 VN vừa qua đã tạo cảm hứng để đội ngũ họa sĩ và biên kịch NXB Trẻ bắt tay thực hiện loạt truyện tranh Học viện bóng đá, sẽ phát hành vào ngày 6-10.


Bìa truyện tranh về các cầu thủ U19 Việt Nam.

Là thành viên mới nhất trong làng truyện tranh VN, Học viện bóng đá hứa hẹn sẽ thu hút các bạn đọc trẻ từ 8 tuổi trở lên bởi đây là chuỗi truyện hấp dẫn về những cầu thủ U-19 với những câu chuyện bên trong của Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG, được các họa sĩ và tác giả kịch bản truyện tranh tham khảo để xây dựng bộ truyện gồm 10 tập, dự kiến phát hành hai tuần/tập.

Cầu thủ hóa thân vào truyện

Đến với Học viện bóng đá, bạn đọc truyện tranh sẽ gặp lại bốn trụ cột của đội tuyển U-19 hiện nay là Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường và Đông Triều trong một hình ảnh khác. Đó là bốn nhân vật chính: Công Phong, Tuấn Thanh, Xuân Trung, Đông Trần được khắc họa những nét cá tính nổi bật, cùng đồng đội trải qua nhiều giải đấu, nhiều bước ngoặt ấn tượng.

Các tác giả và họa sĩ đặc biệt chú ý xây dựng một tuyến nội dung với các trận đấu lớn nhỏ theo nhiều quy mô: từ những trận đấu ở tầm học viện, CLB, đến các trận giải quốc gia, những cuộc du đấu khu vực và quốc tế... Sẽ có những chiến thắng oanh liệt, những thất bại cay đắng, mồ hôi và nước mắt sẽ hòa quyện trong suốt diễn tiến của bộ truyện, truyền tải tinh thần thể thao cao thượng và niềm khát khao chinh phục của bóng đá nước nhà.

Bên cạnh đó, cặp tiền vệ cánh của đội bóng học viện: hai anh em song sinh Linh, Lâm là một sáng tạo của các tác giả. Linh và Lâm xuất thân là những cầu thủ bóng đá bãi biển. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước, cả những sở trường - sở đoản cũng giống nhau. Và ngoài những năng khiếu thiên bẩm, hai cầu thủ này đều là những “kẻ gây rối” siêu quậy của học viện, gây ra bao chuyện dở khóc dở cười.

Truyện còn có một “bóng hồng” làm mềm hóa những không gian chỉ toàn quần đùi áo số, đó là cô gái Délia - thiếu nữ xinh đẹp, con cưng của HLV Gautier và người vợ VN. Délia sống nhân hậu và tình cảm, đôi lúc khá kiêu kỳ và rất tiểu thư, tính cách này đặc biệt bộc lộ khi cô gặp các học trò của cha mình - những người mà cô cho rằng đã chiếm hết thời gian của ông. Délia luôn là đối tượng để các cầu thủ bày trò trêu chọc, đặc biệt là Tuấn Thanh.

Những mảnh đời và câu chuyện ước mơ

Có hai mảng nội dung quan trọng được xây dựng vừa bám sát hiện thực đời sống của các cầu thủ trẻ, vừa gửi gắm câu chuyện đến người đọc. Đó là mỗi cầu thủ mang một mảng đời vào học viện, họ có thành phần xuất thân, quê quán khác nhau, nhưng gặp nhau và gặp những bậc thầy huấn luyện ở niềm đam mê, tinh thần thể thao cao thượng. Tất cả cùng nhau rèn luyện, đối diện với thử thách và chia sẻ những vinh quang.

Điều gì đã khiến Công Phong - cậu bé nghèo quê Đô Lương, Nghệ An - nuôi chí trở thành cầu thủ chuyên nghiệp? Tại sao Tuấn Thanh đã gạt bỏ định hướng của bố mẹ trong một gia đình “có điều kiện” để thực hiện hoài bão: muốn mình có mặt trong đội tuyển quốc gia và “ghi ít nhất một bàn thắng tại một vòng chung kết World Cup”? Những điều ấy sẽ được lý giải sinh động qua tháng ngày rèn luyện, thi đấu và trưởng thành của tập thể cầu thủ và ban huấn luyện.

Ngoài ra, những thử thách khắc nghiệt của sân bóng - cuộc đời đối với những người trong cuộc, mà lại là những cầu thủ trẻ đang trong quá trình hình thành nhân cách, đang độ tuổi lập thân với những mối dây ràng buộc từ phía gia đình, những mối quan hệ phức tạp từ xã hội... là những câu chuyện vượt ra bên ngoài sân cỏ. Họa sĩ Bách Lê - người vẽ chính cho bộ truyện này - cho biết anh và nhóm xây dựng kịch bản đã đi thực tế ở Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, được chứng kiến rất nhiều bài tập, cả nghe các câu chuyện của nhiều cầu thủ, từ đó nhóm tác giả đã chọn chi tiết để hình thành câu chuyện và họa sĩ thì chăm chút bút pháp để xây dựng cá tính nhân vật: trẻ trung và mang cả chất hài hước phù hợp với phong vị truyện tranh.

Theo ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ, bộ truyện này không nhằm ca ngợi các cầu thủ U-19, mà là những câu chuyện về lòng đam mê, sự khắc phục khó khăn của các bạn trẻ để gửi đến bạn đọc. Bài học đó không chỉ áp dụng cho thể thao, mà là giá trị có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và học tập. “Nếu chính các cầu thủ U-19 đọc bộ truyện này, các bạn sẽ thấy quá trình rèn luyện phấn đấu và thi đấu của mình được ghi nhận và như vậy thì chính các bạn cũng phải giữ gìn hình ảnh. Đây là câu chuyện của các bạn, được làm nên từ cả những hi sinh, chia sẻ của các phụ huynh, nên các bạn càng cần phải trân trọng những gì đã làm được, nhiều khi nó chính là cái thắng giúp các bạn giữ mình cho mai sau” - ông Minh Nhựt khẳng định.

(Theo: Lam Điền/ TTO)

Kinh doanh truyện tranh tìm lại thời hoàng kim


Những bộ truyện đình đám một thời như Thần Đồng Đất Việt, Long Thần tướng, Dũng sĩ Hesman... đang được các đơn vị kinh doanh tìm cách làm nóng trở lại.



Sau Thần Đồng Đất Việt, Công ty Phan Thị tiếp tục cho ra bộ truyện Dế Rô Bốt, nhưng bị cho là ăn theo bộ truyện lừng danh Doremon.
Sự kiện ký kết giữa Nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty xuất bản Shogakukan, cùng ông Fugico F. Fugio-tác giả của truyện tranh Doremon, về việc dịch và xuất bản bộ truyện này tại Việt Nam vào năm 1993 đã mở một lối đi mới cho sáng tác và kinh doanh truyện tranh tại Việt Nam.
Và ảnh hưởng rõ nét nhất của thủ pháp vẽ truyện tranh theo phong cách Nhật Bản phải kể đến bộ truyện Thần Đồng Đất Việt, do Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Phan Thị phối hợp thực hiện. Có thể nói, đây là bộ truyện đầu tiên ở Việt Nam được vẽ theo thủ pháp này và rất thành công.
Việt Nam có hơn 20 nhà xuất bản sách dành cho thiếu niên và nhi đồng. Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, số lượng truyện tranh chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% trong tổng số 1.500 - 1.800 đầu sách xuất bản hàng năm, đây cũng là số lượng đầu sách xuất bản tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây của Kim Đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới làm sách, sau khi rộ lên với một số tác phẩm truyện tranh gây chú ý như Thần Đồng Đất ViệtLong Thần tướng,Dũng sĩ Hesman..., truyện tranh Việt Nam lại có phần chìm lắng. Một số đã phải đình bản, số khác thì cố gắng tạo ra những sản phẩm ăn theo.
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị cho biết ngoài đầu truyện thành công Thần Đồng Đất Việt, công ty còn phát triển thêm những nhánh truyện dùng tuyến nhân vật Thần Đồng Đất Việt như Thần Đồng Đất Việt  Khoa họcToán họcMỹ thuậtChém gióHoàng Sa-Trường Sa... Dự án Thần Đồng Đất Việt  Hoàng sa -Trường sa đã khởi động được một năm, 3 tháng phát hành một tập vì cần thời gian nghiên cứu cứ liệu lịch sử. Thần Đồng Đất Việt lúc mới ra phát hành 70.000-100.000 bản in, bây giờ phát triển thành 5, 6 phiên bản nên tính tổng thể tất cả thì sản lượng phát hành tăng với trước đây.
Gần đây bộ truyện tranh Dế Rô Bốt của Phan Thị cũng đang gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng vì bị cho rằng ăn theo bộ truyện tranh nổi tiếng Doremon. Giải thích về điều này, bà Hạnh giải thích mèo là linh vật của người Nhật, còn dế là con vật thân thuộc được thiếu nhi yêu thích, đưa vào văn học Việt Nam. Mèo Doremon có túi thần kỳ cùng những bửu bối đại diện cho nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản, trong khi Dế Rô Bốt có tài ảo thuật giống như người Việt Nam khéo léo về thủ công mỹ nghệ. Những bửu bối được biến hóa có sẵn trong cổ tích Việt Nam được  đưa vào câu chuyện như nồi cơm Thạch Sanh, giếng thần, cây tre trăm đốt... "Truyện phát hành một tập/tháng, kể từ tháng 9 này mới tăng lên 2 tập/tháng. Trong thời gian tới Phan Thị sẽ phát triển làm truyền thông, quảng bá cho tập truyện này để tăng số lượng phát hành và cơ sở phân phối", bà Hạnh cho biết.
Ngoài doanh thu bán truyện, các hoạt động ăn theo cũng đang được khai thác triệt để.
Bà Hạnh, Công ty Phan Thị cho biết thêm, trước đây hình ảnh Thần Đồng Đất Việt được kết hợp với Công ty Vĩnh Tiến sản xuất dòng tập vở rất thành công. Nhưng vì hợp đồng bản quyền không được tôn trọng nên dự án dừng lại. Hiện nay, các cơ sở cũng chuộng in hình logo tư nhân hoặc lấy hình ảnh Disney hay của Nhật Bản có tầm phủ lớn hơn. Vì vậy thương hiệu và hình ảnh truyện tranh Việt Nam cần có những đơn vị làm cầu nối giữa cơ sở truyện tranh và các doanh nghiệp. Hiện Phan Thị đang có chiến lược tạo ra những sản phẩm để đi chào hàng, giới thiệu đến các doanh nghiệp.
Một sản phẩm ăn theo truyện tranh Học sinh chân kinh.
Gần đây, tác phẩm Học sinh chân kinh của nhóm tác giả B.R.O cũng gây được nhiều sự chú ý của lứa tuổi học sinh nhờ vào nội dung hài hước và phù hợp tâm lý. Hoàng Anh Tuấn, thành viên của B.R.O tiết lộ nhóm anh đã mất 6 năm để tìm hiểu thị trường và nắm bắt tâm lý độc giả, sau đó mất thêm 2 năm để hoàn thiện kịch bản mới có thể cho ra đời tác phẩm hiện nay: “Ở Việt Nam việc xuất bản có khá nhiều quy trình gây khó khăn cho người sáng tác. Sáng tác truyện tranh không chỉ là vẽ mà là cả một quy trình. Nếu bạn xây dựng được một quy trình từ thăm dò thị trường, xây dựng kịch bản, sáng tác và đưa đến độc giả thì tác phẩm đó mới thành công”.
Ngoài việc phân phối với giá bìa 35.000 đồng, Học sinh chân kinh còn tiến hành khảo sát thị trường, thăm dò trên cộng đồng mạng để sản xuất những mặt hàng ăn theo như áo thun, ly sứ, tập vở... Trong đó, mặt hàng bán chạy nhất là áo thun với giá bán 120.000 đồng/áo. Đặc biệt, sản phẩm in các câu nói được các bạn trẻ rất yêu thích, như “mất ngủ vì không có đối thủ”... luôn được đặt hàng nhiều.
Thị trường truyện tranh gần đây cũng chứng kiến sự quay trở lại của nhiều đầu truyện tranh từng nổi đình đám.
Truyện tranh Long Thần Tướng được đăng trên tạp chí Truyện tranh Trẻ của Nhà xuất bản Trẻ từ tháng 12/2004 và kéo dài 15 chương, cho đến khi tạp chí này ngừng xuất bản vào tháng 7/2005. Trong 10 năm qua, đã có nhiều nhà xuất bản đề nghị tái bản Long Thần tướng, nhưng nhóm tác giả không đồng ý và gần đây chọn cách gây quỹ kêu gọi cộng đồng để cho ra mắt bộ truyện.  
Dựa trên những tính toán chi phí từ sáng tác đến những công đoạn khác nhau như thiết kế, vận chuyển, phát hành, giấy phép, truyền thông... nhóm tác giả kêu gọi ủng hộ trên mạng Facebook đủ 300 triệu đồng sẽ tiến hành xuất bản tập đầu tiên.
Họa sĩ Thành Phong chia sẻ lý do khiến anh lựa chọn hình thức xuất bản mới mẻ này ở Việt Nam vì việc tìm kiếm nhà đầu tư hoặc một tổ chức để đầu tư vào sản xuất truyện tranh là gần như bất khả thi. Các nhà xuất bản thực sự không hứng thú nhiều với các dự án truyện tranh trong nước bởi mức độ rủi ro khá cao. Vậy nên anh đã chọn cách tiếp cận độc giả, những người sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, với việc tự xoay vốn này, đội ngũ họa sĩ sẽ không phải chịu bất kỳ sự chi phối từ một nhà xuất bản nào. Họ có thể phát triển, sáng tạo và toàn quyền quyết định kênh phát hành cho mình. Thành Phong cho biết tập đầu tiên của Long Thần Tướng sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới với khoảng 5.000 bản in.
“Hiện giờ thị trường truyện tranh cũng đang có dấu hiệu khởi sắc, nhưng hầu hết cũng do các tác giả tự thân vận động. Ngoại trừ một vài công ty truyện tranh như Phan Thị thì ít có đơn vị lớn sản xuất truyện tranh của tác giả Việt Nam. Nếu các nhà xuất bản có chính sách hỗ trợ, lên kế hoạch phát hành, bán và marketing cho truyện tranh thì sẽ giúp đỡ cho các tác giả rất nhiều”, họa sĩ này chia sẻ.
Gần đây, họa sĩ Hùng Lân, cha đẻ của bộ truyện tranh Dũng sĩ Hesman nổi tiếng một thời đã thông báo về việc tái bản lại bộ truyện tranh của mình. Ông cho biết mới ký hợp đồng với một đối tác ở TP.HCM và khẳng định trong tháng 10 tới sẽ phát hành mỗi tuần một tập như ngày xưa. Truyện được họa sĩ Hùng Lân sáng tác từ năm 1992 đến năm 1996 với độ dài 159 tập, mỗi tập 72 trang. Nội dung của Dũng sĩ Hesman được phóng tác theo bộ phim hoạt hình Voltron - Defender of the Universe. Tuy nhiên, phim chỉ kéo dài 4 tập, nội dung của 155 tập còn lại đã được tác giả Hùng Lân sáng tác thêm. Số lượng xuất bản của truyện đạt tới hơn 160.000 bản/ tập, một con số đáng mơ ước của bất kỳ bộ truyện tranh Việt nào hiện nay.
Giám đốc một nhà xuất bản nhận định, trước sự cạnh tranh của truyện tranh ngoại, truyện tranh trong nước vẫn yếu thế, lép vế. Chưa kể, những truyện tranh Nhật Bản làm mưa làm gió cách đây 10 năm như Doremon,Thám tử lừng danh Conan7 viên ngọc rồng... giờ đây vẫn luôn được trưng bày ở vị trí trung tâm tại các nhà sách. Bình quân mỗi tập truyện giá 18.000 đồng, nếu có in màu và bìa rời thì giá hơn 20.000 đồng. Đa phần truyện tranh Việt Nam khiêm tốn với 2.000-5.000 bản, trong khi đó những truyện tranh nước ngoài ăn khách phát hành 100.000 bản là chuyện bình thường.
Khó khăn của truyện tranh trong nước còn đến từ các website truyện tranh online khiến thị trường truyện tranh truyền thống vốn đã ít ỏi nay lại bị thu hẹp hơn. Thêm vào đó là tình trạng xuất bản truyện tranh không bản quyền vẫn tiếp diễn tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà xuất bản thực thi nghiêm túc bản quyền với những người làm sách lậu.
Theo Vnexpress.net

Những vấn đề của Hoàng Sa - Trường Sa được đưa vào… truyện tranh

Những vấn đề của Hoàng Sa- Trường Sa được đưa vào… truyện tranh
Về nội dung , công ty Phan Thị cho biết, truyện được xây dựng dựa trên những tư liệu về Hoàng Sa – Trường Sa đã được công bố, xen lẫn các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam với những nét vẽ và nhân vật quen thuộc của Thần Đồng Đất Việt. Với mong muốn qua tập truyện, các em nhỏ sẽ tiếp nhận được kiến thức về chủ quyền biển đảo quê hương, hiểu rõ hơn về tên gọi cũng như cương vực của nước mình.
Thần Đồng Đất Việt là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam làm say mê nhiều độc giả nhỏ tuổi. Nội dung hài hước xoay quanh những nhân vật nhỏ tuổi Tí, Sửu, Dần, Mẹo với nét vẽ ngộ nghĩnh, vui nhộn, Thần Đồng Đất Việt đã vinh danh những tấm gương hiếu học, danh trạng thời xưa và truyền tải các kiến thức về lịch sử, văn hóa Việt một cách nhuần nhị, ý nghĩa. Ra mắt bạn đọc nước ta vào năm 2001, đến nay bộ truyện đã phát hành được 150 tập bản đen trắng và 3 phụ bản màu.
Một số hình ảnh trong tập truyện tranh mới của Thần đồng Đất Việt- tập truyện đưa vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đến với thiếu nhi:
Nha Trang

Nha Trang

Nha Trang

Nha Trang

Nha Trang
Nha Trang

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt
Lucy Nguyễn
Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.

Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh
Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.
anh 2
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Phan Thị) cùng tiến sĩ Nguyễn Nhã tại buổi họp báo công bố dự án truyện tranh

Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.
Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.
Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.
anh 3
“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.

Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.
Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.
Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.

Trung Quốc vội vã phản ứng
Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”
Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.

Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.
anh 1
Tập 1 Khẳng định chủ quyền hấp dẫn bởi hình vẽ vui nhộn, giọng văn tung tẩy

Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.

Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.
 Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.
Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.
Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.
Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),

Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com,  forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com
Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
L.C. Ảnh Lucy Nguyễn

Thần đồng Đất Việt Hoàng Sa - Trường Sa gây tiếng vang


BienDong.Net: Tập đầu tiên trong bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt Hoàng Sa - Trường Sa vừa ra mắt độc giả Việt Nam và gây chú ý đặc biệt trong dư luận.
Trong tập 1 nhan đề ‘Khẳng định chủ quyền’, cuốn sách đưa ra những ‘chứng cứ lịch sử’ từ thời các Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn cũng như hoạt động của Đội Hoàng Sa để khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các tập tiếp sẽ có tựa là: Lãnh thổ An Nam, Khám phá Hoàng Sa, Huyền bí Paracels, Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiếu dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả hai triều.
Được biết các tập truyện tiếp theo sẽ đưa ra dẫn chứng lịch sử khác từ phía Trung Quốc, từ các nước phương Tây và giới thiệu về các sản vật trên các hòn đảo này...
‘Thần đồng Đất Việt’ xuất hiện từ năm 2002, được coi là bộ truyện tranh Việt Nam dài nhất và thành công nhất cho đến thời điểm hiện tại. Trung bình một tháng một tập truyện Thần Đồng Đất Việt (tranh đen trắng) mới và ba tập truyện tranh màu Thần Đồng Đất Việt liên quan (gồm Khoa học, Toán học và Mỹ thuật) được phát hành.
Truyện xoay quanh một nhân vật thông minh tột đỉnh có tên là Trạng Tý vốn nhiều lần làm cho sứ thần phương Bắc phải nuốt giận.
Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị, đơn vị phụ trách biên soạn nội dung cuốn sách cho biết mục đích của loạt truyện này thứ nhất là đưa những chứng cứ lịch sử rằng Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam. Ngoài ra còn có nhiều tư liệu của phương Tây và các nước khác khẳng định hai quần đảo là của Việt Nam. Thứ hai là cùng với gia đình, thầy cô hướng các em đến một trách nhiệm đối với đất nước. Tuổi nhỏ thì kiến thức nhỏ nhưng chúng ta cũng hướng các em đến một trách nhiệm cá nhân đối với Tổ quốc.
Ngoài ra bà cho biết đối tượng hướng đến của bộ truyện tranh này không chỉ là trẻ em mà còn là những người lớn mà ‘trước đây chưa nắm được chứng cứ về chủ quyền biển đảo’.
Về tính chính xác lịch sử của bộ truyện tranh, bà Hạnh nói: “Lịch sử chỉ có một. Chứng cứ không thay đổi. Phan Thị không tự bịa ra câu chuyện”.
“Chúng tôi chỉ giới thiệu với các em những tư liệu đã tồn tại trên sách sử của Việt Nam”, bà cho biết.
 
Chính vì thế mà trong truyện có những chỗ ‘hoàn toàn giữ nguyên tư liệu’ để ‘đảm bảo sự chỉn chu về mặt lịch sử’ mặc dù biết rằng như vậy sẽ làm câu chuyện bị khô khan, khó tiếp cận, bà giải thích.
Bà giám đốc Phan Thị cũng nói là bộ truyện tranh của bà ‘không nhằm chỉ trích hay phê phán nước khác’ vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
“Chúng tôi chỉ đơn thuần giới thiệu những chứng cứ lịch sử của Việt Nam chứ không hề đấu tranh hay phản bác gì”, bà nói và cho biết rằng bà không e ngại sản phẩm của bà sẽ gây ra căng thẳng với Trung Quốc vì đây không phải là bịa chuyện.
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh nói bà ‘không đặt nặng vấn đề kinh doanh’ đối với dự án Thần đồng đất Việt Hoàng Sa - Trường Sa, và cho biết trong tương lai sẽ dịch sách ra tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hoa để đưa lên mạng Internet ‘cho mọi người tải về xem miễn phí’.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, người hiệu đính cho bộ sách này, cho biết ông đã cẩn thận với từng chi tiết lịch sử để bảo đảm bộ truyện có tính chính xác cao nhất.
Về sử liệu cho tác phẩm, ông nói ‘sử liệu của Việt Nam rất là rõ, không chỉ chính sử mà các châu bản, văn bản, tờ lệnh của triều đình về hoạt động của thủy quân có rất nhiều’.
Về hiệu quả của truyện tranh này, Tiến sỹ Nhã, người chuyên nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa, cho biết ‘ngay các cháu nhà tôi khi bắt đầu xem tranh chúng nó rất thích’.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng chương trình giáo dục về lịch sử hiện nay trong nhà trường chưa có các nội dung về Hoàng Sa - Trường Sa nhưng ông mong rằng ‘trong tương lai không xa’ điều này sẽ được điều chỉnh.

Ngay sau khi bộ truyện Thần đồng đất Việt ra mắt tập 1, trên hàng loạt trang báo mạng Trung Quốc đã đăng tải thông tin về bộ truyện tranh này của Việt Nam, trong đó có báo giật tít: “Việt Nam xuất bản truyện tranh về quần đảo ở Nam Hải để tuyên truyền chủ quyền đất nước”.

Nội dung các bài viết đề cập chi tiết thông tin tập truyện về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm 10 quyển và đã xuất bản ra mắt tập 1 tại TP.HCM. Đặc biệt công ty Phan Thị còn tặng 200 quyển cho trẻ em đang sinh sống tại quần đảo Trường Sa và dự kiến phát hành tập 2 Lãnh thổ An Nam vào tháng 12 năm nay.
BDN (Nguồn: BBC, RFA và Petrotimes)

Bắt sóng nhóm tác giả bộ truyện bá đạo 'Học sinh chân kinh'

Bộ truyện tranh của nhóm bạn trẻ B.R.O đang làm mưa làm gió với nội dung dí dỏm và nét vẽ siêu hài.
Nhiều tháng qua, đông đảo các teen chuyền tay nhau loạt truyện Học sinh chân kinh, bộ truyện tranh Việt được đánh giá là khá chất và thể hiện đúng suy nghĩ của lứa tuổi học trò. Trong hội sách TP HCM vừa qua, gian hàng của loạt hàng trưng bày truyện này cũng thu hút rất nhiều lượt khách.

Tác giả của Học sinh chân kinh là nhóm B.R.O, gồm 3 bạn trẻ 8x mê hội họa và thích kể những câu chuyện về teen Việt bằng nét vẽ.
- Chào B.R.O, giải thích về cái tên của nhóm đi nào!
- B.R.O là ba chữ cái viết tắt của 3 màu sắc mà 3 thành viên yêu thích : Black-Red-Orange. Ngoài ra B.R.O còn là tư viết tắt của brother với mong muốn các thành viên sẽ luôn kề vai sát cánh và động viên nhau những lúc khó khăn nhất. Nói hoa mỹ thế thôi chứ nếu các bạn không nhớ hãy cứ gọi chúng mình là nhóm Bún-Riêu-Ốc (cười).
Truyện tranh 'Học sinh chân kinh'.
Truyện tranh 'Học sinh chân kinh'.
- Nhóm lấy cảm hứng từ đâu để vẽ nên một bộ truyện đậm chất teen Việt như Học sinh chân kinh?
- Nói về bối cảnh câu chuyện, ban đầu nhóm mình xây dựng truyện trên nền bối cảnh là Việt Nam, nhưng về sau cảm thấy bối cảnh hơi chật chội nên nhóm quyết định di dời câu chuyện lên 1 hành tinh gọi là Trái Chuối. Ở đó, mọi thứ đều hoàn toàn giống Việt Nam để các teen cảm thấy gần gũi, chỉ khác là hay xảy ra nhiều sự kiện “khó hiểu” trên đó, nhiều câu chuyện cười hơn thôi.
Mỗi tập truyện có thể coi như một blog được viết dưới dạng truyện tranh, một chủ đề riêng biệt, xuyên suốt nói về các vấn đề nhà trường - gia đình - xã hội và cuộc sống của học sinh. Ở đó, các nhân vật sẽ luôn phải tìm cách đối đầu với các sự kiện có thật ở ngoài cuộc sống như chuyện kẹt xe, đồ ăn độc hại, nói dối, vô cảm , vô trách nhiệm, gian lận thi cử...
Có một sự thật là đa phần teen Việt đang thiếu thốn những phương tiện giải trí lành mạnh để chia sẻ chuyện riêng tư. Những ấn phẩm có tính chia sẻ mạnh thì lại khó tiếp cận vì nhiều chữ hoặc quá hàn lâm.
Bọn mình vẽ nên truyện với mong muốn, đằng sau những phút giây cười sảng khoái vì các tình huống dở khóc dở cười, bạn đọc sẽ nhìn thấy được những thông điệp tích cực trong từng tập truyện từ cách giải quyết không-giống-ai của những nhân vật.
Trích đoạn ''Học sinh chân kinh''.
Trích đoạn ''Học sinh chân kinh''.
 - Bộ truyện hiện là một trong những truyện tranh Việt hiếm hoi tạo nên cơn sốt giữa bão manga. Nhóm nghĩ gì?
- Hiệu ứng tích cực của bạn đọc đối với bộ truyện, theo tụi mình nghĩ là do có sự đồng cảm. Cũng như việc phụ huynh nói chuyện với teen và bạn bè nói chuyện với nhau. Hiển nhiên, teen sẽ có những phản hồi tích cực, hoặc những chia sẻ thật thà với bạn bè hơn hẳn phụ huynh.
Tụi mình cố gắng hết sức để bộ truyện luôn ở vị trí của một người bạn của teen. Tất cả ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, câu thoại hoàn toàn là những điều quen thuộc, gần gũi với teen, và teen sẽ cảm thấy đây chính là người bạn của mình. Đó cũng chính là điều chúng mình mong mỏi.
- Các bạn đều đã qua thời học sinh. Điều gì để nhóm có thể cho ra đời bộ truyện hợp thời như vậy?
- Đầu tiên là phải cảm ơn bộ truyện này làm chúng mình trẻ lại. Để đồng cảm với teen thì không cách nào khác là phải trở thành học sinh thật sự: nghĩ như học sinh, lê la quán xá vỉa hè, và ghét học như số đông học sinh (cười).
Ngoài việc thường xuyên hóng hớt ở diễn đàn các trường phổ thông, đến các quán xá trước cổng trường để nghe lỏm các teen nói chuyện, chúng mình còn thường xuyên lên mạng để cập nhật những từ khóa bất hủ của teen để cho vào truyện.

Tất nhiên, đó là những thứ mới mẻ cần được khai thác, còn bản chất kinh điển của học sinh thì muôn đời không đổi: vẫn là những trò nghịch ngợm quậy phá, ngây ngô dễ thương của tuổi mới lớn, vẫn quay cóp khi kiểm tra, vẫn hồn nhiên vô tư...
3-6636-1396883818.jpg
Nhiều chi tiết ngộ nghĩnh của tuổi teen.
- Kỷ niệm đáng nhớ khi nhóm ra mắt bộ truyện là gì?
- Nói về kỷ niệm vui thì gần như ngày nào cũng có, vì mình làm truyện hài mà. Nhiều khi giữa đêm viết kịch bản, cảm giác nhịn cười để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác mà toàn thân rung lên bần bật cũng vừa vui vừa khổ.
Vui nhất là việc phụ huynh cũng ủng hộ Học sinh chân kinh. Có nhiều bác chở con tới tận nhà sản xuất để mua trọn bộ cho con. Đó chính là niềm vui cũng như động lực để chúng mình tiếp tục thực hiện bộ truyện này 
Để ra được bộ truyện này, chúng mình đã phải chỉnh sửa gọt dũa rất nhiều các tình tiết trong truyện. Tập 1 đã phải xin giấy phép 4 lần mới có cơ hội ra mắt, nhiều lúc mệt mỏi muốn từ bỏ, vì khi sửa lại truyện mất đi rất nhiều cảm xúc, sức lực, những tình huống tâm đắc và chưa kể là mạch truyện ở sau. Nhưng sau cùng, chúng mình cũng nghiệm ra, càng khó khăn thì mình càng có lợi thế nếu khắc phục được. 
- Nhóm hài lòng điều gì nhất ở bộ truyện này?
- Đó là sự đón nhận của độc giả. Điều đó có nghĩa, mình đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu nguyện vọng của các teen.

Còn điểm cần khắc phục thì rất nhiều. Đây là bộ truyện đầu tiên nhóm tự sáng tác nên có nhiều điểm cần có thời gian học hỏi và cải tiến thêm về nội dung cũng như hình thức.
5-3750-1396883818.jpg
- Nhóm có định làm thêm nhiều sản phẩm về học trò nữa hay sẽ chuyển thể loại khác?
- Trong tương lai, nhóm sẽ làm thêm nhiều thể loại truyện tranh khác nữa, ví dụ như thể thao, tâm linh, phiêu lưu... nhưng căn bản vẫn là trong độ tuổi học trò và không thể thiếu phần hài hước trong các câu chuyện.
Lý lịch trích chéo 
Tên nhóm: B.R.O
DOB: 2005
Các thành viên:
- Hoàng Anh Tuấn - 3/9/1986 (Trưởng nhóm – xây dựng ý tưởng nội dung)
- Phạm Kiều Oanh - 22/07/1984 (Họa sĩ chính)
- Nguyễn Nhật Nguyên - 27/2/1986 (Phát triển kịch bản)
- Hiện cả 3 thành viên đều đang làm việc tại 1 công ty TNHH truyền thông, giáo dục và giải trí ở TP HCM.
Bình An
Ảnh: NVCC

Truyện tranh Danh tác đánh thức văn học Việt Nam


Từ hơn nửa thế kỷ trước đã có những tác phẩm văn học chuyển thành truyện tranh nhắm đến học sinh và độc giả bình dân.Trung Quốc còn đi xa hơn việc hiện đại hóa văn học kinh điển. Các nhân vật xa xưa thoát khỏi chế độ phong kiến để sống trong thế giới của xe hơi, nhà cao tầng…Phan Thị mở hướng đi riêng với truyện tranh Chí Phèo của Nam Cao. Và giờ đây là Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Có thể còn tranh cãi nhưng đây là cách làm đáng chú ý trong thời buổi văn hóa nghe nhìn lấn lướt văn hóa đọc.Dường như Phan Thị đã “gãi đúng chỗ ngứa” khi Chí Phèo vừa ra lò đã nhận được nhiều phản hồi ủng hộ. Trên forum.acc.vn, một bạn chia sẻ: “Mình không tha thiết lắm với mấy tác phẩm này. Mấy lần nghĩ: truyện tranh có phải tốt hơn không, giờ thì có rồi”. Một bạn khác có nickname Binh1499 hào hứng: “Mình cũng đã đọc truyện này ở nhà sách rồi, thấy nó cũng rất hay! Đọc một lần là nhớ hết trong khi đọc truyện này bằng chữ thì đọc mãi vẫn không nhớ”.Khơi nguồn tác phẩm văn học bị lãng quên Gây tò mò nhất là Chí Phèo nhưng để lại nhiều cảm xúc nhất có lẽ là những hình ảnh xúc động, bi thảm của mẹ con chị Dậu trong Tắt đèn. Trên diễn đàn vncomicfarm.com, một bạn có nickname là happyrain bày tỏ: “Cách thể hiện cảm xúc mạch truyện rất hay. Cao trào là lúc chị Dậu bán chó, bán con và đưa sang nhà Nghị Quế, nhìn cái cảnh bé Tý phải ăn cơm thừa của chó và sự bất lực của chị Dậu, quả thật người xem muốn trào nước mắt”. Một bạn có nickname sunly.vn chia sẻ: “Nói thật là từ trước đến giờ, không biết bao nhiêu lần em quyết tâm đọc quyển Tắt đèn mà cứ được khoảng 3-4 trang là… gục. Nhưng truyện tranh thì đọc một mạch, không ngờ nó hay đến thế, có mấy đoạn đọc xong mắt đã rơm rớm”.


Bìa truyện tranh các tác phẩm Chí Phèo và Tắt đèn.
Ảnh: YÊN THẢO
Và không khỏi ngạc nhiên khi một tác phẩm dài, đã “lỗi thời”, không được học trong nhà trường như Giông tố lại được các bạn trẻ háo hức đón xem. Một bạn có nickname JZ bày tỏ: “Giông tố 3 (tập 3 – NV) hay ghê, hay hơn các tập trước, có khi em phải kiếm tiểu thuyết về xem thôi”. Anh Tuấn, thành viên của nhóm vẽ truyện tranh danh tác, bộc bạch: “Điều vui nhất với nhóm là khi đọc truyện tranh, các bạn không chờ đợi được đến tập sau, phải tìm đến tác phẩm gốc để đọc”.Tranh cãi và lo lắng Trên các diễn đàn, nhiều người cho rằng các tác phẩm chuyển thể ít hơi hướng của Việt Nam, các nhân vật Chí Phèo, chị Dậu quá giống các nhân vật quen thuộc trong các bộ truyện tranh manga của Nhật. Kiều Oanh, họa sĩ chính của dòng truyện này, chia sẻ: “Vì đối tượng thụ hưởng mà chúng tôi hướng tới là thanh thiếu niên đã quen với tranh manga nên việc đầu tiên là nét vẽ phải đẹp, gần gũi và đúng thị hiếu của họ. Muốn các em đọc truyện, trước tiên phải làm cho các em thích đã. Chính vì vậy, mắt chị Dậu phải hơi to to để diễn tả tâm lý cho tốt, chẳng hạn biến chuyển từ nước mắt rưng rưng đến lã chã rồi sẽ sàng… Còn bối cảnh, cách đối thoại và thể hiện cảm xúc thì đó là của người Việt chứ không thể là nơi nào khác được”. Ngoài ra, tính nguyên bản cũng là điều khiến nhiều người lo ngại vì có những lời thoại trong bản chuyển thể khác xa với nguyên tác. Không còn chửi trời, chửi đất, Chí Phèo có những câu chửi rất lạ: “Mày ăn mít mày ỉa ra dưa, mày ăn dừa mày ỉa ra táo nhé!”. Hay câu chửi của Lý Cường: “Cứt nát mà đòi có chóp à? Gặp ông hôm nay thì đời mày bế mạc rồi con ạ!”… Về vấn đề này, Anh Tuấn chia sẻ: “Hầu như tác phẩm Chí Phèo là độc thoại, cho nên để tác phẩm sinh động, chúng tôi phải đời thường hóa những lời thoại đi. Đó là những câu chửi của các cụ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa mà chúng tôi đã phải tham khảo qua rất nhiều nguồn”. Anh Tuấn nói thêm: “Chúng tôi cố gắng chuyển tải một cách chính xác nhất tinh thần của nguyên tác. Đây chỉ là một kênh để các em tiếp cận và thích hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học thôi. Đọc xong truyện tranh, các em tìm đến nguyên tác là điều chúng tôi muốn hướng tới”.
Không nhất thiết phải giống nguyên tác hoàn toàn

Nhà văn Nguyên Ngọc
Truyện tranh là loại hình giải trí rất dễ tiếp cận đến bạn đọc trẻ và việc chuyển thể những tác phẩm văn học sang truyện tranh là điều rất nên làm trước thực trạng văn hóa đọc đang ngày càng đi xuống. Mỗi loại hình nghệ thuật có tính chất riêng, những giá trị nghệ thuật riêng, có thể dựa vào nguyên tác nhưng không nhất thiết giống hoàn toàn. Khi chuyển thể Rừng xà nu của tôi, họ đâu có khai thác chất bi tráng mà khai thác tính lãng mạn của nó, tôi xem phim không thấy thích nhưng nếu với những sáng tạo riêng của mình, nó thu hút được nhiều người chú ý hơn thì càng tốt chứ sao. Vì truyện tranh Việt Nam còn khá mới mẻ nên việc giống truyện tranh Nhật để bạn đọc dễ tiếp cận là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ về lâu về dài, nhóm tác giả nên tìm cách riêng của mình, tạo nên bản sắc thì tốt hơn.
Xuất khẩu Chí Phèo, Tắt đèn sang Nhật

Rất thích thú với truyện tranh Chí Phèo, ông Shie Toshishiko từ Văn phòng đại diện Xúc tiến văn hóa Việt-Nhật đã ký kết với Phan Thị về việc chuyển thể bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam sang tiếng Nhật và xuất bản tại Nhật. Đây là lần đầu tiên một tác phẩm truyện tranh Việt Nam được chuyển ngữ và xuất bản ở đất nước mặt trời mọc. Dự kiến các tác phẩm truyện tranh Việt Nam phiên bản tiếng Nhật sẽ được giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc truyện tranh Nhật vào lễ hội Comiket, lễ hội truyện tranh lớn nhất được tổ chức hai lần/năm tại thủ đô Tokyo, Nhật.Truyện tranh Chí Phèo, Tắt đèn Tháng 6-2010, Công ty Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị gây xôn xao dư luận khi chuyển thể Chí Phèo, một tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao sang truyện tranh. Lần đầu tiên một tác phẩm văn học trước 1945 được thể hiện dưới hình thức truyện tranh ngay lập tức gây tò mò, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn trẻ với nhiều luồng dư luận trái chiều, khen nhiều mà chê cũng không ít. Rút kinh nghiệm từ tác phẩm đầu tay, hai tập của tác phẩm Tắt đèn (nhà văn Ngô Tất Tố) được nhiều ý kiến đánh giá là ít “sạn”, bám sát nguyên tác và có chiều sâu hơn. Sự háo hức chờ đón tập 4 của tác phẩm Giông tố (nhà văn Vũ Trọng Phụng), phát hành vào 21-6 tới của rất đông bạn đọc nhỏ tuổi trên các forum phần nào cho thấy truyện tranh danh tác đã có một sức hút nhất định.Nhận được sự đồng ý của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị sẽ tiếp tục chuyển thể tác phẩm Chiếc lược ngà và đang hoàn thiện hợp đồng với nhà văn Nguyên Ngọc cho tác phẩm Rừng xà nu.
Nói về sự ra đời của dòng truyện tranh danh tác, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị, cho biết:

“Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị cao nhưng từ khi mạng Internet tràn lan, vô số hình thức giải trí quyến rũ thanh thiếu niên khiến những tác phẩm văn học dày đặc chữ, ở bối cảnh hoàn toàn xa lạ không còn là món “hợp khẩu vị” để giới trẻ lựa chọn. Sẽ vô cùng đáng tiếc nếu thế hệ trẻ ngày nay quên lãng kho tàng danh tác vô giá đó. Bằng ngôn ngữ hội họa (tranh), chúng tôi mong muốn những bạn trẻ chưa yêu thích văn học dạng chữ nhưng thích hội họa sẽ tiếp cận văn học bằng một hình thái khác, phù hợp với sở thích của các em hơn”.
Theo Pháp luật TP

“Truyện tranh hóa” các danh tác Việt Nam

(TT&VH) - Công ty Phan Thị vừa phát hành tập 4 tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, trong kế hoạch “truyện tranh hóa” các danh tác Việt Nam. Đến nay, Phan Thị đã “tranh hóa” các tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đèn (2 tập) của Ngô Tất Tố.


Bà Phan Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Công ty Phan Thị đã chia sẻ với TT&VH về kế hoạch này.

Bà Phan Thị Mỹ Hạnh
* Tại sao Phan Thị lại chọn các danh tác Việt Nam để “truyện tranh hóa” và dự án này sẽ dừng lại khi nào?

- Thực ra, ý tưởng chuyển thể các danh tác sang hình thái truyện tranh không phải là mới, bởi trên thế giới đã có nhiều tác phẩm văn học kinh điển được chuyển thể, đơn cử: bộ truyện tranh văn học cổ điển (Danh tác thế giới - NXB Kim Đồng mua bản quyền của Hàn Quốc), bộ truyện tranh Nhập môn triết học và khoa học (NXB Trẻ mua bản quyền), Hoàng Tử bé (Công ty Nhã Nam mua bản quyền) và cả Kinh Thánh cũng được chuyển thể sang truyện tranh để các con chiên nhỏ tuổi dễ dàng nắm bắt.
Trong quá khứ, văn học Việt Nam đã có rất nhiều tác phẩm có giá trị cao về khía cạnh nhân văn và nghệ thuật, những giá trị này đã được chứng thực và công nhận suốt thời gian dài. Nhưng ngày nay, có vô số hình thức giải trí thu hút, hấp dẫn, quyến rũ thanh thiếu niên, thì những tác phẩm văn học dày đặc chữ, dường như không còn là “ưu tiên số một” để các bạn trẻ lựa chọn. Và sẽ là điều vô cùng đáng tiếc nếu như thế hệ trẻ hôm nay quên lãng kho tàng danh tác vô giá đó.
Thông qua bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam, Phan Thị mong muốn các bạn trẻ sẽ hào hứng đón nhận, để yêu mến và tự hào hơn với nền văn học nước nhà. Tham vọng lớn nhất của Phan Thị khi thực hiện dự án này không nằm ngoài việc góp phần đổi mới tư duy văn học cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường.

* Gần đây, có đơn vị đã “truyện tranh hóa” các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, Bùi Chí Vinh... Theo chị, “tranh hóa” truyện của các nhà văn hiện nay và các nhà văn thời kỳ trước cái nào sẽ khó khăn hơn?
- Sự thuận lợi khi chuyển thể một tác phẩm văn học “thời kỳ trước” sang truyện tranh là kịch bản có sẵn, được bạn đọc nhiều thế hệ chấp nhận. Nhưng đó cũng chính là một trong những điều khó khăn nhất bởi không phải ai cũng có sự hình dung và tưởng tượng giống nhau. Đặc biệt, khi chuyển thể tác phẩm văn học nổi tiếng sang truyện tranh, thì tác phẩm chuyển thể bao giờ cũng bị độc giả “soi - xét” nhiều hơn. Chính vì thế công việc chuyển thể đòi hỏi phải nắm bắt và bám sát nguyên tác một cách tối đa, trong khi việc tìm kiếm tư liệu hình ảnh (trang phục, vật dụng...) và bối cảnh của câu chuyện lại rất khó khăn do có ít nguồn lưu trữ. Chính vì vậy mà việc chuyển thể tác phẩm “thời kỳ trước” so với việc “tranh hóa” truyện hiện đại, với nguồn tư liệu dồi dào sẵn có, rõ ràng là bất lợi hơn nhiều.


“Truyện tranh hóa” Chiếc lược ngà Rừng xà nu
Phan Thị đã và đang hoàn thiện hợp đồng chuyển thể những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (với Chiếc lược ngà), Nguyên Ngọc (với Rừng xà nu) để làm phong phú cho truyện tranh Việt Nam.
* Thường thì người đọc sẽ “soi kỹ” giữa danh tác nguyên bản và “truyện tranh hóa”. Nếu “bị soi”, chị sẽ giải thích thế nào?
- Ai đó vốn dĩ đã yêu thích văn học thì mãi yêu những danh tác văn học đã từng đọc được trong quá khứ. Danh tác văn học thể hiện dưới dạng chữ viết thì nó vẫn còn nguyên vẹn đấy, ai thích đọc thì cứ đọc. Danh tác văn học thể hiện dưới dạng hội họa thì nó có sứ mệnh riêng của nó, dành cho những người chưa yêu thích văn học dạng chữ, nhưng thích hội họa - một phân khúc độc giả hoàn toàn mới, giúp mở rộng độc giả tiếp cận văn học bằng một hình thái khác.
Trước thực trạng rất nhiều bạn trẻ quay lưng với văn học Việt như hiện nay, thì việc làm mới những tác phẩm văn học Việt dưới hình thức khác là điều cần kíp, hơn là “lặng im” nhìn chúng bị lãng quên.

* Là một đơn vị nhiều năm gắn bó với truyện tranh, theo chị xu hướng phát triển truyện tranh Việt trong thời gian sắp đến sẽ ra sao? Riêng bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam, thị trường hướng đến vẫn là độc giả trong nước hay sẽ xuất khẩu được?
- Hiện nay, có hàng loạt những thành tựu đã giúp cho truyện tranh Việt cơ hội ngẩng cao đầu, điều đó sẽ làm cho Phan Thị bùng nổ những sản phẩm nhằm “truyền thông văn hóa Việt”.
Mục tiêu phục vụ “truyền thông văn hóa Việt”, cho người Việt vẫn là mục tiêu trọng yếu của Phan Thị, bởi ai cũng nhìn thấy các bạn trẻ của chúng ta đang bị “xâm lăng văn hóa”. Tuy nhiên nếu có cơ hội quảng bá truyện tranh Việt ở nước ngoài, Phan Thị chắn chắn sẽ không bỏ qua cơ hội.
Truyện tranh Việt chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa bởi ngày nay truyện tranh Việt đã được công luận và xã hội quan tâm chú ý và dành cho nhiều thiện cảm hơn trước đây rất nhiều.

* Phan Thị từng có bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt rất được độc giả ưa thích. Đến nay bộ truyện này phát triển đến đâu rồi, thưa chị?
- Hiện sắp phát hành tập 136, và vẫn tiếp tục được bạn đọc trong độ tuổi 7-15 rất yêu thích. Ngoài ra còn có những bộ truyện tranh phái sinh như Thần đồng Đất Việt Khoa học đã phát hành đến tập 90, Thần đồng Mỹ thuật đã phát hành đến tập 32, Thần đồng đất Việt Toán học đã phát hành đến tập 21.

Hoàng Nhân (thực hiện)

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Truyện tranh Việt 2010: Năm bản lề để vươn vai đứng dậy

Năm 2010 được đánh giá là một năm buồn của thị trường truyện tranh. Các sản phẩm truyện tranh nước ngoài, nhất là dòng truyện tranh Nhật (manga) tỏ vẻ hụt hơi trong việc thu hút bạn đọc trẻ. Trong bối cảnh đó, truyện tranh Việt Nam do các họa sĩ trong nước sáng tác bắt đầu tìm được cho mình cơ hội...
Thị trường truyện tranh Việt sẽ lạc quan trong
năm 2011?

Thị trường ảm đạm
Nhiều năm trở lại đây, thị trường truyện tranh luôn là miếng bánh béo bở trong mảng sách thiếu nhi nói chung. Doanh số truyện tranh luôn chiếm thị phần cao nhất, hai nhà xuất bản (NXB) chuyên thực hiện sách cho thiếu nhi là NXB Trẻ và NXB Kim Đồng đều xem truyện tranh là một trong những mũi nhọn chủ lực của đơn vị.
Thế nhưng, trên thị trường, truyện tranh Việt lại quá lép vế so với truyện tranh ngoại. Hàng loạt bộ truyện tranh thiếu nhi của Việt Nam ra đời đầy rầm rộ rồi lại nhanh chóng thất bại, ngoại trừ Thần đồng Đất Việt.
Một thời gian dài nhiều NXB trong nước chỉ mang truyện tranh ngoại về mà thiếu quan tâm đến sự khác biệt văn hóa trong thưởng thức và sáng tác giữa các quốc gia. Nhật Bản xem truyện tranh là một sản phẩm văn hóa thông dụng cho mọi lứa tuổi nên truyện tranh của họ cũng có sự phân chia bạn đọc trẻ em, trưởng thành, nam, nữ… Còn ở Việt Nam, truyện tranh được ngầm hiểu là sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Kết quả là nhiều tác phẩm nguyên gốc dành cho người lớn lại biến thành dành cho trẻ em khi dịch và phát hành tại Việt Nam gây phản cảm cho các bậc phụ huynh. Truyện tranh Nhật dần dần chịu nhiều tiếng xấu, mất dần chỗ đứng. T
rong khi đó, các sản phẩm thay thế như Comic (truyện tranh châu Âu) lại không phù hợp thị hiếu bạn đọc, truyện tranh Trung Quốc, Hàn Quốc tạo được tiếng vang lúc ban đầu nhưng lại không đủ tiềm lực để duy trì lâu dài, nhiều bộ truyện mở đầu hay nhưng càng về sau càng đuối về nội dung làm bạn đọc chán nản.
Song song đó, truyện tranh trên mạng xuất hiện ồ ạt khiến việc tìm mua sách giấy giảm sút. Nhiều bộ truyện tranh vừa ra mắt tại Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu… đã nhanh chóng được các nhóm dịch chuyển ngữ ra tiếng Việt và tung lên mạng.
Tín hiệu lạc quan
Thật bất ngờ, ngược lại với sự khó khăn của dòng truyện tranh nhập ngoại, dòng truyện tranh trong nước lại dần dần tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Ở đây cần phải nói đến một trong những vấn đề trước nay gây nhiều trở ngại cho việc phát triển truyện tranh Việt, đó là nội dung. Rất nhiều tác phẩm có sự đầu tư tốt nhưng vì nội dung mà không đạt thành công mong muốn như trường hợp tác phẩm Kiến Tí Nị với sự chấp bút của nhà văn Mạc Can hay Cảnh sát trưởng tí hon với phong cách vẽ hiện đại sinh động nhưng nội dung không mấy thu hút.
Thậm chí cả bộ truyện được xem là đứng đầu truyện tranh Việt Thần đồng Đất Việt cũng không thoát được cái khuôn “truyện tranh ngắn” của chính mình vì để làm thế sẽ phải kết hợp rất nhiều cuộc đời của các danh nhân vào làm một, dễ phá hỏng yếu tố giáo dục lịch sử mà tác phẩm đang thực hiện rất tốt.
Năm 2010 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của hai đơn vị làm truyện tranh là Công ty Phan Thị và Công ty Art Sign với hai phong cách làm truyện tranh có thể coi là tiêu biểu cho thành công của truyện tranh Việt Nam hiện nay.
Phan Thị vẫn trung thành với đề tài giáo dục lịch sử nhưng lần này đơn vị không còn giới hạn trong một vài chi tiết nữa mà mở rộng ra cả cuộc đời của nhân vật lịch sử. Nổi bật có thể kể đến tác phẩm Ngô vương nói về nhân vật Ngô Quyền. Ngoài việc bám sát lịch sử, Phan Thị còn tạo ra sự đột phá với việc sáng tác truyện tranh theo các danh tác văn học mà mở đầu là truyện tranh Chí Phèo. Sách của Phan Thị hiện rất được phụ huynh ưa chuộng và cũng đầy thuận lợi trong việc phát hành qua kênh giáo dục.
Cùng ý tưởng nhưng lại đi theo một hướng khác Art Sign chủ trương làm truyện tranh các tác phẩm văn học nổi tiếng và gần gũi bạn đọc nhỏ tuổi mà nổi bật nhất trong năm 2010 là việc chuyển thể các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Bong bóng lên trời… Dự kiến, trong năm 2011, đơn vị sẽ tiếp tục tung ra hàng loạt bộ truyện tranh dựa theo các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong đó có Kính Vạn hoa. Ngoài ra, Art Sign còn làm truyện tranh các tác giả khác như Bùi Chí Vinh với Ngũ quái Sài Sòn, Z-Men…
Sự thành công bước đầu của truyện tranh Việt trong năm 2010 đã tạo ra những tín hiệu lạc quan. Năm 2010 là năm bản lề để truyện tranh Việt lấy đà đứng dậy, cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm phù hợp nhất thay cho các sản phẩm truyện tranh ngoại xa lạ.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

công ty Phan Thị và truyện tranh Việt

“Thần đồng đất Việt”: Cú đột phá tạo sốc hay...?

Khi truyện tranh VN tự ái





Cả triệu thiếu nhi VN đang bị cuốn vào cơn lốc của truyện tranh nước ngoài, còn truyện tranh "nội" thì lép vế ngay trên sân nhà. Thế nhưng càng tự ái, càng phải nghĩ ra cách đứng dậy "làm bàn"...
Công ty Phan Thị là người "ghi bàn" ngoạn mục nhất.Thần đồng đất Việt sút một cú thủng lưới truyện tranh Nhật Bản, khi anh bạn này đang làm mưa làm gió trên thị trường. Hiện nay, Thần đồng đất Việt có ấn phẩm "chấp" hết truyện tranh Nhật Bản, thậm chí có kỳ xuất bản gấp đôi gấp ba.
Cô giám đốc trẻ Phan Thị Mỹ Hạnh cũng vì lòng tự hào dân tộc mà xông vô chốn khó khăn, dám bán cả miếng đất duy nhất của mình để ra thuê nhà trọ ở mà xây dựng ước mơ "thần đồng". Cô từng thức trắng đêm bóp trán: "Tức thật, tại sao thiếu nhi mình không có nổi một nhân vật made in VN để ngưỡng mộ? Tại sao lại để truyện tranh Nhật tràn ngập thị trường và tràn ngập tâm hồn người Việt?". Thế là Mỹ Hạnh nhờ bạn gửi mua từ Nhật cả thùng truyện tranh nguyên bản về nghiên cứu thử. Kỹ thuật vẽ trên vi tính phức tạp kiểu này thì ở VN ta chưa hề có. Không biết học ai, Hạnh leo lên máy tính tự mày mò.
Mỹ Hạnh bán đất, kêu gọi đám bạn trẻ rất "máu" của mình cùng nhau góp sức. Cái công ty nhỏ xíu nằm trong con đường nhỏ xíu, và bà giám đốc lại không hề tự ái khi phải đứng bán từng cuốn sách mới ra lò. Lúc đó, chẳng ai biết "thần đồng" ra sao, nên phát hành chỉ 2.000 cuốn thì các đại lý trả về. Lỗ nặng, nhưng Phan Thị không nản. Hạnh coi lại, rồi nghĩ phải vẽ đẹp hơn, viết kịch bản hay hơn một chút. "Thần đồng" được nuôi bởi biết bao mồ hôi và nước mắt, rồi cũng "lớn" lên.
Đến lượt các nhà xuất bản cũng tự ái khi thấy một đơn vị tư nhân làm được mà mình bề thế như vậy lại chưa có cú sút nào ngoạn mục. Dù vậy, họ vẫn thừa nhận thành công của Phan Thị. Ông Bùi Ngọc Anh - trưởng chi nhánh NXB Kim Đồng tại TP HCM - nói thẳng thắn: "Chúng tôi khâm phục sự dũng cảm của Phan Thị. Mình chưa làm được thì phải hết lòng ủng hộ Phan Thị. Và phải đặt ra chiến lược để có thêm những ấn phẩm mới, thêm đồng minh với Phan Thị trên thị trường".

(Theo Thanh Niên)